Bạn đang đau đầu với những vết ố vàng, mốc đen trên gạch nhà vệ sinh? Đừng bỏ qua X cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh an toàn, nhanh chóng để đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu, giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và sáng bóng như mới!
Nhà vệ sinh là công trình phụ nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Gạch sử dụng trong khu vực nhà vệ sinh thường xuyên với tiếp xúc với nước và các chất bẩn nên rất dễ bị ố vàng, mốc đen. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội tung hoành và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Vậy đâu là nguyên nhân cụ thể gây ra các vết ố mốc này?
Không vệ sinh thường xuyên
Việc không vệ sinh đều đặn và đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất khiến gạch nhà tắm bị ố vàng. Các vết bẩn chất thải có thể tích tụ theo thời gian, đặc biệt là ở những nơi ít được chú ý làm sạch như góc tường, các khe gạch và các khu vực quanh ống thoát nước. Khi các chất bẩn này không được làm sạch kịp thời, chúng sẽ bám vào bề mặt gạch và dần dần tạo ra những vết ố vàng cứng đầu, làm mất đi vẻ sạch sẽ và sáng bóng của gạch.
Bên cạnh đó, các biện pháp kỳ cọ, lau chùi thông thường chỉ có thể xử lý qua một số vết mốc đen trên gạch trong nhà vệ sinh. Việc chùi rửa khó có thể xử lý được các vết ố vàng, lại tốn rất nhiều thời gian thực hiện. Hơn nữa, các vết mốc đen có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào nhờ điều kiện không khí ẩm ướt.
Chất lượng gạch kém
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến gạch nhà vệ sinh bị ố vàng là do chất lượng gạch kém. Việc lựa chọn loại gạch chất lượng cũng quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và bền bỉ của gạch cũng như giữ cho không gian nhà vệ sinh luôn sạch đẹp.
Nếu loại gạch được sử dụng có tính năng chống thấm nước, chống bám bẩn không cao hoặc lớp men bảo vệ gạch không đủ chất lượng, sau một thời gian sử dụng, nước sẽ ngấm vào gạch gây ra hiện tượng ố vàng mất thẩm mỹ.
Nước cứng và kim loại trong nước
Nguồn nước sinh hoạt tại Việt Nam phổ biến ở dạng nước cứng - loại nước chứa hàm lượng khoáng chất cao như Magie, Canxi và Sắt. Khi nước cứng chảy qua nhà vệ sinh và bốc hơi, các khoáng chất này sẽ bám vào bề mặt gạch, đặc biệt là các kim loại dễ bị oxy hóa, lâu ngày dẫn đến hiện tượng gỉ sét và tạo nên các vết ố vàng trên gạch.
Sử dụng hóa chất và xà phòng
Khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh như xà phòng, dầu gội hoặc hóa chất tẩy rửa, những thành phần này có thể không tan hoàn toàn hoặc không được rửa sạch kỹ lưỡng. Các cặn bám còn sót lại sẽ tích tụ trên bề mặt gạch và tạo thành những mảng bám nhờn, dễ khiến gạch bị ố vàng theo thời gian.
Các vết cặn bám này có thể cọ rửa dễ dàng, tuy nhiên màu ố vàng trên gạch lại khó tẩy đi hơn. Đặc biệt, khi kết hợp với nguồn nước sinh hoạt là nước cứng, những dư lượng này có thể làm cho tình trạng gạch bẩn thêm nghiêm trọng và khó tẩy rửa.
Sự mài mòn
Sàn nhà vệ sinh tiếp xúc thường xuyên với nước sẽ xảy ra quá trình mài mòn theo thời gian, làm mấy đi lớp men phủ của gạch. Khi đó, gạch sẽ dễ bị biến màu do nước, hóa chất và vi khuẩn tích tụ.
Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất và xà phòng không phù hợp cũng có thể gây hại cho lớp phủ bề mặt sàn, dẫn đến vết ố vàng.
Nếu bạn đang đau đầu vì những vết hoen ố bất trị trong nhà vệ sinh, đừng bỏ qua 5 cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh cực kỳ hiệu quả mà không tốn kém thời gian sau đây:
Khi các phương pháp vệ sinh thông thường không còn hiệu quả với các vết bẩn cứng đầu và các vết ố vàng lâu ngày, các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn thay cho việc chà rửa thông thường. Các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường có công thức thành phần đặc biệt, có thể xử lý mọi vết ố vàng, cặn bẩn hoặc nấm mốc. Những sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch nhanh chóng mà còn có khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong thời gian dài.
Cách dùng nước tẩy rửa nhà vệ sinh:
Tuy nhiên, các sản phẩm này thường chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. Để đảm bảo an toàn, bạn cần đeo găng tay và khẩu trang khi sử dụng, tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Ngoài ra, bạn hãy làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không để dung dịch tiếp xúc quá lâu trên bề mặt gạch để tránh làm hỏng lớp men hoặc khiến gạch bị mài mòn. Sau khi sử dụng, hãy đảm bảo rửa lại bề mặt bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn hóa chất dư thừa và giữ cho sàn nhà vệ sinh luôn sáng bóng và bền đẹp.
Baking soda là chất kiềm tự nhiên có khả năng đánh bay bụi bẩn và nấm mốc một cách hiệu quả. Với đặc tính mài mòn nhẹ, baking soda giúp làm sạch sâu các vết bẩn cứng đầu, kể cả các vết ố vàng mà không gây hại cho bề mặt gạch, đồng thời hỗ trợ khử mùi rất tốt. Cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh bằng baking soda:
Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên chứa axit acetic, có khả năng làm tan cặn bẩn và loại bỏ vi khuẩn. Khi kết hợp với muối có tính mài mòn và khả năng kháng khuẩn tự nhiên, chúng tạo thành một dung dịch làm sạch rất tốt, lại ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Cách dùng giấm và muối để tẩy gạch nhà vệ sinh:
Giấm và chanh đều chứa axit tự nhiên, có tác dụng làm sạch dầu mỡ, vết bẩn và diệt khuẩn, đồng thời có khả năng loại bỏ mùi hôi trong nhà vệ sinh hiệu quả. Cách dùng giấm và chanh để tẩy gạch nhà vệ sinh:
Chanh và muối là bộ đôi tẩy các vết ố, rỉ sét trong nhà vệ sinh cực kỳ hiệu quả nhờ tính mài mòn cao. Cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh bằng chanh và muối:
Công thức thành phần của kem đánh răng chứa các hoạt chất có tính mài mòn khá tốt, có thể loại bỏ các vết ố mốc và hỗ trợ diệt khuẩn mà không làm trầy xước bề mặt gạch. Bạn có thể chà rửa nhà vệ sinh trực tiếp bằng kem đánh răng hoặc trộn kem đánh răng với các hỗn hợp làm sạch khác. Phương pháp này thích hợp cho các vết bẩn nhỏ hoặc những góc khuất khó tiếp cận.
Nước vôi có khả năng tẩy sạch rêu và mốc nhờ tính kiềm mạnh. Trong nước vôi (vôi tôi hoặc canxi hydroxid - Ca(OH)₂), các phân tử kiềm không chỉ làm tan vết bẩn mà còn giúp phá vỡ cấu trúc tế bào của nấm mốc và rêu, làm cho chúng không thể sinh trưởng và phát triển. Điều này giúp tẩy sạch hiệu quả mà không cần sử dụng hóa chất mạnh.
Bạn có thể dùng trực tiếp nước vôi hoặc pha nước vôi với oxy già bôi trong nhà vệ sinh và để 30 phút, sau đó chà rửa và làm sạch lại bằng nước.
Trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh dễ tích tụ nhiều loại vết bẩn khác nhau. Bạn hãy theo dõi những lưu ý sau đây để có thể tẩy sạch nhiều loại vết bẩn, giúp duy trì sạch sẽ và mỹ quan cho nhà vệ sinh:
Vết ố vàng thường xuất hiện trên nền gạch men màu sáng, khiến không gian nhà vệ sinh trông cũ kỹ và mất thẩm mỹ. Những vết ố này thường do nước cứng, cặn bẩn hoặc sự tích tụ của kim loại như sắt. Bạn có thể dùng một số cách tẩy nền gạch bị ố vàng như dùng baking soda, kem đánh răng và các loại nước tẩy rửa chuyên dụng. Ngoài ra, hỗn hợp vôi ăn trầu và oxy già cũng có hiệu quả tẩy vết ố rất tốt, tuy nhiên hỗn hợp có tính mài mòn cao nên bạn cần lưu ý khi sử dụng.
Nếu nhà vệ sinh của bạn sử dụng gạch ốp bằng đá cẩm thạch, bạn nên tránh dùng các loại nước tẩy rửa hay hỗn hợp có tính mài mòn cao mà chỉ nên dùng nước rửa bát để chà rửa, tránh làm hỏng gạch.
Vết rỉ sét hình thành do sự oxi hóa của kim loại tiếp xúc với nước và không khí, thường xuất hiện ở các góc gạch gần bồn rửa, bồn tắm. Bạn có thể áp dụng những cách tẩy vết rỉ sét như dùng chanh và muối, chanh và giấm hoặc hỗn hợp vôi và oxy già.
Các vết mốc và rêu xanh xuất hiện do môi trường nhà vệ sinh ẩm ướt lâu ngày, thường tích tụ ở các góc khuất và những nơi ít được lau chùi. Hầu hết các cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh nêu trên, đặc biệt là nước vôi và hỗn hợp giấm - muối - chanh đều có thể dùng để tẩy vết mốc và rêu xanh một cách dễ dàng.
Để quá trình làm sạch nhà vệ sinh diễn ra suôn sẻ, trước khi bắt tay dọn dẹp, bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây:
Trước khi bắt đầu làm sạch, bạn cần biết loại gạch mà nhà vệ sinh của bạn đang sử dụng là gì. Mỗi loại gạch có tính chất bề mặt khác nhau và yêu cầu phương pháp làm sạch riêng để tránh gây hư hỏng.
Khi tẩy trắng gạch nhà vệ sinh, việc tiếp xúc với hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với các sản phẩm có tính ăn mòn mạnh. Vì vậy, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn dưới đây:
Để giữ cho gạch nhà vệ sinh luôn trắng sạch, việc làm sạch thường xuyên là rất quan trọng. Tần suất vệ sinh phụ thuộc vào mức độ sử dụng nhà vệ sinh và điều kiện môi trường sống, tuy nhiên bạn nên lưu ý tần suất sau đây để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch:
Trong quá trình lau dọn các bề mặt như tường bao, kệ tủ, bồn rửa hoặc các thiết bị vệ sinh khác, nước và bụi bẩn thường sẽ rơi xuống sàn. Nếu lau sàn trước, bạn có thể phải lau lại khi tiếp tục công việc ở những khu vực khác. Vì vậy, bạn hãy lau sạch sàn tắm sau cùng để loại bỏ hết bụi bẩn, nước đọng và vết bẩn mà quá trình dọn dẹp trước đó tạo ra., đồng thời iết kiệm thời gian và đảm bảo sàn tắm luôn sạch sẽ, sáng bóng sau khi dọn dẹp.
Các ngóc ngách, đặc biệt là những khe hẹp, góc nhỏ ở góc phòng tắm hoặc dọc theo mép tường thường là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vết bẩn khó tiếp cận và nấm mốc. Để làm sạch những góc này, bạn có thể dùng các loại bàn chải đánh răng, chổi nhỏ hoặc miếng bông ngoáy tai.
Việc lau khô sàn nhà là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và các vấn đề liên quan đến vệ sinh. Hơn nữa, việc giữ sàn nhà khô ráo cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ trơn trượt để hạn chế các tai nạn không mong muốn, gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn trong gia đình.
Vậy là bạn đã bỏ túi thêm một vài "bí kíp" để đánh bay những vết bẩn, vết ố vàng trong nhà vệ sinh rồi đấy! Với những cách tẩy trắng gạch nhà vệ sinh này này, bảo đảm nhà vệ sinh nhà bạn sẽ sáng bóng như mới, sạch sẽ tinh tươm. Bạn có bí quyết nào khác khi dọn dẹp nhà vệ sinh không? Đừng quên chia sẻ cùng Moricare nhé!